Search

Search for books and authors

Đạo Mẫu Việt Nam
Đạo Mẫu Việt Nam
Đạo Mẫu tôn thờ Mẫu (Mẹ) với tư cách là vị thần tối cao, có quyền năng sáng tạo, cai quản, phù trợ cho con người, mang lại sức khỏe, tài lộc trong đời sống trần gian. Đạo Mẫu hướng con người về cõi sống chứ không phải là linh hồn, cõi chết. Đạo Mẫu có từ lâu đời, nhưng phải tới thế kỷ XVI trở đi, trên cơ sở tục thờ Nữ thần, Mẫu thân, nó phát triển thành Mẫu tam phủ, Tứ phủ với Thánh Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ. Trong xã hội hiện tại, với kinh tế thị trường và xã hội đô thị, Đạo Mẫu đổi mới, trẻ hóa, hòa nhập vào dòng chảy đời sống xã hội hiện đại. Mời bạn đón đọc
Available for purchase
Cuộc Chiến Không Kết Thúc
Cuộc Chiến Không Kết Thúc
Một vùng đất hứa ( Israel - Palestine) của ba tôn giáo lớn trên thế giới - Kito giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo - lại là nơi lửa đạn như luôn rình rập bất cứ tín đồ nào của một trong ba tôn giáo ấy ! Chính ở miền đất thiên đó, một trong những dân tộc bản địa , người Do Thái phải lang thanh khắp thế giới hàng ngàn năm nay. Cũng chính nơi đó, sau Thế chiến II, quốc gia Do Thái ra đời, cũng là lúc người Palestine lại phải rời bỏ nhà cửa, đất đai ra đi. Cả hai dân tộc Do Thái - Palestine đều không muốn bánh xe lịch sử quay những vòng lịch sử quay những vòng nghiệt ngã để luân phiên nhau tồn tại, trên mảnh đất nhỏ đẹp như thế. Cả hai phải cùng tồn tại, cộng sinh. Nhưng tồn tại như thế nào? Đó là vấn đề nan giải làm cho cả thế giới phải quan tâm... Một cuộc chiến vì chính nghĩa đối với cả hai dân tộc, nhưng nghịch lý thay, tại sao chẳng biết bao giời mới kết thúc
Available for purchase
Lịch sử Trung Quốc 5000 năm
Lịch sử Trung Quốc 5000 năm
Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu dài và một kho tàng thư tịch lịch sử vô cùng phong phú. Truyền thống viết sử của Trung Quốc đã được bắt đầu từ rất lâu. Theo tài liệu thành văn hiện còn, thì bộ Xuân Thu do Khổng Tử (551 - 497 TCN), vị thủy tổ của Nho học viết ra, được coi là bộ biên niên sử mở đầu của ngành sử học Trung Quốc. Bộ sách này không phải là một cuốn sử mà là một cuốn sách kể chuyện lịch sử. Các tác giả đã khéo trình bày cô đọng toàn bộ quá trình lịch sử năm ngàn năm thành 262 câu chuyện được xếp theo trình tự diễn biến lịch sử, móc nối với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh, bao quát mọi mặt hoạt động và đời sống của dân tộc Trung Hoa. Đọc cuốn sách này, bạn sẽ có cảm giác như được xem một bộ phim dài ghi suốt quá trình lịch sử Trung Quốc kể từ khi xuất hiện những con người đầu tiên, trải qua chế độ công xã nguyên thủy, chế độ nô lệ, chuyển sang chế độ phong kiến dài nhất trong lịch sử loài người. Dòng chảy lịch sử là vô tận. Lịch sử mỗi dân tộc, ngoài những đặc điểm riêng, đều có điểm chung tuân theo quy luật phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, đọc những câu chuyện lịch sử Trung Quốc, chắc chắn bạn sẽ có những liên tưởng, so sánh, suy ngẫm về lịch sử dân tộc mình. Lịch sử Trung Quốc được các nhà sử học nghiên cứu chi tiết dựa trên những văn bản ghi chép lịch sử có nguồn gốc khởi đầu từ thế kỷ 16 TCN. Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời và có tính liên tục nhất trên thế giới. Các mai rùa với những dấu hiệu khắc trên đó tương tự với chữ viết Trung Quốc cổ thời Nhà Thương (商朝) đã được xác định niên đại bằng phương pháp carbon là có từ khoảng năm 1500 TCN. Những bản khắc đó cho thấy nguồn gốc văn minh Trung Hoa khởi đầu từ các thành bang tại châu thổ sông Hoàng Hà. Năm 221 TCN thường được coi là năm Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành một vương quốc rộng lớn, hay một đế chế. Các triều đại kế tiếp đã phát triển các hệ thống quan lại cho phép Hoàng đế Trung Quốc kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn để trở thành nước Trung Quốc ngày nay.
Available for purchase
Chiếc Lexus Và Cây Ô liu
Chiếc Lexus Và Cây Ô liu
Để đọc cuốn Chiếc Lexus và cây ô liu (*), bạn phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng bị tác giả Thomas Friedman khiêu khích, đôi lúc đến chỗ cực đoan. Nhưng dù tán thành hay phản bác quan điểm của tác giả, sách buộc chúng ta phải đọc đến tận trang cuối cùng và mãi băn khoăn về số phận con người trong cơn lốc toàn cầu hóa. Là một cây bút bình luận quan hệ quốc tế của tờ New York Times, Thomas Friedman có điều kiện đi khắp thế giới, tiếp xúc với đủ loại người, chứng kiến những biến cố lịch sử. Từ những kinh nghiệm ấy, Friedman đã viết cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, in lần đầu vào năm 1999 và ngay lập tức trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất, được bàn tán nhiều nhất về toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa, theo quan điểm của Friedman, không phải là một trào lưu thời thượng mà là một hệ thống quốc tế thay chỗ cho hệ thống chiến tranh lạnh, đang trực tiếp hay gián tiếp tác động đến chính trị, môi trường, địa chính trị và kinh tế của hầu như mọi quốc gia trên thế giới. Nói trắng ra đó là sự bành trướng không gì ngăn cản nổi của chủ nghĩa tư bản quốc tế khi các rào cản chính trị, địa lý, tài chính, thông tin... được tháo gỡ để tạo dòng chảy thoải mái cho đồng vốn, công nghệ đi khắp thế giới, tác động đến từng cá nhân và lối sống của họ. Thúc đẩy cho cơn lốc toàn cầu hóa này là các định chế quốc tế như WTO, IMF và các tiến bộ đáng kinh ngạc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Trong hệ thống này, mọi quốc gia phải tuân thủ luật chơi khắc nghiệt mà Friedman gọi là “chiếc vòng kim cô” như Tôn Ngộ Không từng phải mang. Còn những nhà tư bản tài chính, xua đồng vốn – cả trực tiếp lẫn gián tiếp – của mình đến bất kỳ đâu kiếm ra lợi nhuận nhiều nhất được gọi là “bầy thú điện tử”. Nếu đáp ứng đúng luật chơi, tức là mở cửa thị trường, thả nổi và tư nhân hóa nền kinh tế, một quốc gia mới mong cạnh tranh và mời được “bầy thú” vào nhà, cuộc sống của người dân sẽ nhanh chóng được cải thiện. Còn ngược lại, nếu luật lệ tù mù, xã hội thiếu minh bạch, quyền lực rơi vào một nhóm người, “bầy thú” sẽ bỏ đi, giẫm nát luôn mọi thứ trên đường tháo chạy. Dĩ nhiên “bầy thú” sẽ tác động gây áp lực để các quốc gia phải chịu khoác vòng kim cô, ngoan ngoãn sửa đổi luật lệ cho chúng dễ hoạt động. Chúng làm vậy không phải là để cổ vũ cho một nền dân chủ mà là để tăng khả năng dịch chuyển và bảo vệ tài sản. Friedman khẳng định ông “hoàn toàn hiểu rõ những mặt trái của toàn cầu hóa”. Bởi theo ông, đứng về mặt văn hóa, toàn cầu hóa hiện nay bao gồm một quá trình “Mỹ hóa” - dù tốt hay xấu. Trong hoàn cảnh đó, con người không còn lựa chọn nào khác mà phải “hội nhập”, trở thành những con người cô đơn, xã hội giảm tính người, và quốc gia có nguy cơ đánh mất những giá trị văn hóa truyền thống của mình mà Friedman hình tượng hóa thành những cây ôliu. Toàn cầu hóa còn có tiềm năng hủy diệt môi trường, phá hủy hệ sinh thái trên qui mô lớn. Ông viết: “Toàn cầu hóa có thể tiếp sức vô hạn nhưng cũng có thể chèn ép con người vô cùng. Toàn cầu hóa có thể phân bổ các cơ hội nhưng cũng khiến tràn lan sự hoang mang”. Những điều nói trên thật ra không có gì mới nhưng lối viết sách của Friedman lôi cuốn người đọc vì ông dùng rất nhiều mẩu chuyện cụ thể để minh họa lập luận của mình – từ các lần gặp gỡ nguyên thủ nhiều nước với những tình tiết hấp dẫn đến các câu chuyện đời thường sinh động. Tuy nhiên đến phần thứ ba của cuốn sách, Friedman hình như không còn giữ được tính khách quan của một nhà báo. Say sưa trước hình ảnh về một hệ thống quốc tế hoàn hảo, Friedman cho rằng động lực toàn cầu hóa sẽ xóa nạn tham nhũng, cửa quyền, sẽ lành mạnh hóa bộ máy hành chính, minh bạch hóa thị trường, sẽ dẫn đến tự do báo chí - nói chung là tạo ra một quá trình dân chủ hóa mạnh mẽ. Sức mạnh toàn cầu hóa mà mô hình mẫu mực là xã hội Mỹ, theo ông, sẽ chữa lành các căn bệnh của thế giới! Ngay sau lần xuất bản thứ nhì của cuốn sách vào năm 2000, liên tiếp xảy ra những sự kiện: sự sụp đổ của hàng loạt công ty Internet, vụ khủng bố 11-9 và hàng loạt vụ bê bối trong nội tình nhiều đại công ty trên thế giới như Enron (được Friedman ca tụng trong cuốn sách này), WorldCom, Tyco... Phải chăng trong bản thân “bầy thú” cũng có những “con thú đầu đàn” quá đam mê lợi nhuận riêng đã phá vỡ qui luật cuộc chơi, để đến nay người ta vẫn đang còn phải bàn cách quay trở về những qui tắc căn bản của quản trị doanh nghiệp nhằm quản lý chính “bầy thú”. Chính Friedman cũng thừa nhận trong hệ thống toàn cầu hóa, quyền lực được chia sẻ giữa các nhà nước và các thế lực trên thị trường tài chính. Sẽ không có gì bảo đảm một khi nhà nước kết nối được với “bầy thú” tìm ra phương cách hoạt động có lợi cho cả hai thì quần chúng không còn là một yếu tố phải tính đến. Tức là một bên cứ tham nhũng, lạm quyền và bên kia cứ ung dung nhai nát đồng cỏ, không còn chừa chút thức ăn nào cho người dân. Cái nữa là phương cách Friedman cho rằng các nước có thể dùng để tận dụng lợi thế của “bầy thú” vừa tránh được khả năng bị chúng giày xéo các đồng cây ôliu đó là bộ lọc văn hóa, phong trào bảo vệ môi trường, mạng lưới phúc lợi xã hội – nói chung chỉ là những chuyện mang tính hình thức hơn là đi thẳng vào bản chất vấn đề. Những ví dụ Friedman đưa ra trong phần này như nỗ lực bảo vệ những khu rừng nhiệt đới vùng Amazon không mang tính điển hình mà nặng phần trình diễn hơn. Trong phần nói về chống đối toàn cầu hóa, Friedman nhắc đến những con người không có kỹ năng hay sức lực để gia nhập thế giới toàn cầu hóa là những con rùa. Vấn đề không chỉ ở chỗ những con người không thể chạy nhanh chống đối toàn cầu hóa vì cảm thấy bị thua thiệt, bị hất hủi. Họ cũng không thể đi học lại những kỹ năng mới để đảm nhận những công việc mới khi công việc cũ của họ bị dịch chuyển đến nơi lao động rẻ hơn. Đơn giản chỉ vì họ không muốn bị đẩy vào thế không còn tự do chọn lựa cách sống, lối sống phù hợp với cá nhân họ, không muốn phải từ bỏ giá trị cũ để chấp nhận giá trị mới cho dù nó có hào nhoáng hơn. Và đấy là bi kịch lớn nhất của toàn cầu hóa mà Friedman quên nhắc đến trong Chiếc Lexus và cây ôliu.
Available for purchase
Nếu tôi biết được khi còn 20
Nếu tôi biết được khi còn 20
Có những sai lầm rất nhiều người mắc phải – Hãy đừng như họ​ “Bất cứ ai muốn có một cuộc đời doanh nhân đầy mục đích và đam mê đều cần đọc cuốn sách này. Trong đó chẳng thiếu những công cụ và lời khuyên để tận dụng tối đa năng lực của mỗi con người.” – Steve Case, Chủ tịch của Revolution and the Cáe Foundation, đồng sáng lập AOL “Cuốn sách này chắc chắn không chỉ dành cho lứa tuổi đôi mươi, bởi ngay cả tôi cũng muốn biết những điều đó ngay lúc này... Thật sự Tina đã mang đến cho chúng ta một ân huệ rất lớn bằng cách vẽ cho chúng ta một con đường vào đời!” – Guy Kawasaki, đồng sáng lập Alltop, và tác giả của quyển sách Reality Check. “Tina là người biết truyền cảm hứng sáng tạo tốt nhất mà tôi từng gặp. Cuốn sách này của cô không chỉ đánh thức lý trí chúng ta, mà thật ra là cả tâm hồn chúng ta!” – Geoffrey Moore, tác giả quyển sách Crossing the Chasm. “Rất ít người cố gắng làm đủ mọi điều để nuôi dưỡng tư tưởng cách tân như Tina Seelig. Những nguyên tắc trong cuốn sách của cô chắc chắn sẽ làm bật lên nhiều ý tưởng mới mẻ. Đây thật sự là một cuốn sách rất cần thiết cho thế hệ doanh nhân mới, và cho cả những ai đã dạn dày trận mạc.” – David Kelley, nhà sáng lập của IDEO. Review:​ Những bước ngoặt lớn của cuộc đời như rời xa giảng đường êm ả hoặc khởi đầu một sự nghiệp mới thường khiến ta nhụt chí. Phải đối mặt với một rừng những lựa chọn trong khi hiểu rằng sẽ chẳng có ai cho ta biết mình đang lựa chọn đúng hay sai thật đáng sợ. Chẳng có con đường vẽ sẵn hay công thức viết sẵn nào cho thành công, thậm chí việc quyết định mình nên bắt đầu thế nào và ở đâu cũng đã rất khó khăn rồi. Hiểu được những khó khăn đó, đặc biệt của các người trẻ trước những bước ngoặt cuộc đời, tác giả - một doanh nhân, một giáo viên, một nhà khoa học - đã dồn tâm huyết viết nên những chia sẻ tuy nhẹ nhàng và khiêm nhường, nhưng thật sâu sắc về chính những trải nghiệm bổ ích của bản thân. Những trang sách chứa đầy ví dụ thú vị, cả trong phòng học lẫn trong phòng họp, về những con người sẵn sàng phấn đấu để bứt phá ra khỏi các tiêu chuẩn vốn “cố hữu” ở mức “vừa đủ”, thách thức các giả định hay quan điểm đã thành lối mòn, không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để vươn tới tiềm năng cao nhất, và nhờ đó đạt tới những thành công vang dội. Thông qua quyển sách, tác giả còn muốn các độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ, sẽ được trang bị đủ sự tự tin để biến căng thẳng thành sự hào hứng, biến thử thách thành các cơ hội, và cứ sau mỗi lần vấp ngã lại đứng lên trưởng thành hơn. Tác phẩm chính là những gì mà Tina Seelig đã trải nghiệm - đó là những câu chuyện mang tính gợi mở, những lời khuyên nhủ đem lại rất nhiều cảm hứng và rất nhiều hướng dẫn vừa hài hước vừa khiêm nhường. Thông điệp cốt lõi của quyển sách có thể tóm gọn như sau: "Hãy cho phép mình táo bạo và xuất sắc!"
Available for purchase
Vĩ đại do lựa chọn
Vĩ đại do lựa chọn
Jim Collins là tác giả của hai đầu sách nổi tiếng - Từ tốt đến vĩ đại và Xây dựng để trường tồn. Cùng với phương pháp nghiên cứu như hai cuốn đầu tiên, trong quyển sách này, Jim Collins cùng với Morten T. Hansen đi tìm câu trả lời cho câu hỏi, tại sao các công ty vĩ đại vẫn trường tồn trong những lúc khó khăn, hỗn loạn. Qua rất nhiều năm nghiên cứu khoa học từ những công ty và các lãnh đạo hàng đầu, hai tác giả rút ra được kết luận rằng: Chúng tôi không tin cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn hay có một phép nhiệm mầu và đoán định được tương lai, nhưng có thể nói nhữg tác động phức tạp, toàn cầu hóa và công nghệ đang thúc đẩy thay đổi và càng dễ bị thay đổi hơn bao giờ hết. Chúng tôi cảm thấy trấn tĩnh vì chúng tôi đã hiểu hơn phải có những gì để sống sót, lèo lái và chiến thắng. Theo chúng tôi, trường tồn và tiêu vong phụ thuộc vào những hành động của chúng ta hơn là những gì mà thế giới gây cho chúng ta; và sự vĩ đại không chỉ là một cuộc chinh phục về kinh doanh, nó là cuộc chinh phục của con người. Và kết quả nghiên cứu sẽ gây bất ngờ cho nhiều nhà lãnh đạo các tổ chức đọc quyển sách này: Những nhà lãnh đạo của các công ty vĩ đại không sáng tạo hơn, không có tầm nhìn xa hơn, không có cá tính hơn, không có vận may hơn, không thích tìm kiếm rủi ro hơn, không anh hùng hơn, và không có khuynh hướng thực hiện những nước cờ lớn, táo bạo hơn. Nhưng họ đã lèo lái được công ty họ qua những lúc khó khăn để luôn trường tồn, bởi vì họ sống và làm việc theo ba yếu tố cân bằng nhau: kiên định với nguyên tắc, sáng tạo theo kinh nghiệm và biết sợ hãi một cách hữu ích. Quyển sách phù hợp với tầng lớp doanh nhân và lãnh đạo các công ty Việt Nam, những người nghiên cứu về kinh doanh, đang trong quá trình lèo lái con thuyền công ty vươn lên sau khủng hoảng và hướng tới vĩ đại vĩnh cửu.
Available for purchase
Những Chọn Lựa Khó Khăn
Những Chọn Lựa Khó Khăn
Hard Choices – Những chọn lựa khó khăn là lời giải thích của Hillary Rodham Clinton về những khủng hoảng, lựa chọn, và thách thức mà bà đối mặt trong bốn năm làm Ngoại trưởng thứ 67 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, và những kinh nghiệm này đã chi phối tầm nhìn tương lai của bà như thế nào. “Chúng ta đều đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong cuộc đời,” Hillary Rodham Clinton viết mở đầu cho cuốn biên niên sử cá nhân này về những năm tháng bà ở ngay tâm điểm những sự kiện của thế giới. “Sống là việc thực hiện những lựa chọn như thế. Những lựa chọn của chúng ta và cách chúng ta xử lý chúng định hình con người chúng ta.” Sau cuộc tranh cử tổng thống năm 2008, bà dự kiến quay lại để đại diện cho bang New York ở Thượng viện Mỹ. Trước sự ngạc nhiên của bà, đối thủ cạnh tranh cùng Đảng Dân chủ, tức tân tổng thống mới đắc cử Barack Obama, mời bà làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính quyền của ông. Những chọn lựa khó khăn là cuốn hồi ký kể câu chuyện xuất sắc và nổi bật trong lịch sử của bốn năm tiếp sau đó, và những quyết định khó khăn mà bà và các đồng nghiệp đã đối mặt. Ngoại trưởng Clinton và Tổng thống Obama đã quyết định củng cố lại các đồng minh phân rã, khép lại hai cuộc chiến, và xử lý khủng hoảng tài chính toàn cầu như thế nào. Họ đã đối mặt với sự cạnh tranh đang lên từ Trung Quốc, những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Iran và Bắc Triều Tiên, và những cuộc nổi dậy khắp vùng Trung Đông. Trong quá trình đó, họ vật lộn với một số tình thế lưỡng nan khắc nghiệt nhất trong chính sách ngoại giao của Mỹ, đặc biệt là quyết định gửi quân vào vùng nguy hiểm, từ Afghanistan đến Libya để săn lùng Osama bin Laden. Khi kết thúc nhiệm kỳ, Ngoại trưởng Clinton đã đi đến 112 quốc gia, di chuyển gần một triệu dặm, và đạt được một nhận thức thực sự có tính toàn cầu về nhiều xu hướng quan trọng đang tái định hình toàn cảnh thế kỷ 21, từ bất bình đẳng kinh tế đến biến đổi khí hậu đến cách mạng trong lĩnh vực năng lượng, truyền thông, và sức khỏe. Qua việc đối thoại với vô số các lãnh đạo và chuyên gia, Ngoại trưởng Clinton đem đến tầm nhìn của bà về việc nước Mỹ sẽ cần gì để cạnh tranh và thịnh vượng trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Bà đam mê đấu tranh cho quyền con người và sự tham gia toàn diện vào xã hội của phụ nữ, thanh niên, và người đồng tính. Miêu tả các cuộc đối thoại ngoại giao ở những cấp cao nhất, Ngoại trưởng Clinton cung cấp cho người đọc một khóa học tinh tế về quan hệ quốc tế, cùng những phân tích của bà về cách sử dụng “quyền lực thông minh” để đem lại an ninh và thịnh vượng trong một thế giới thay đổi nhanh chóng. HILLARY RODHAM CLINTON là Ngoại trưởng Hoa Kỳ từ 2009 đến 2013 sau gần bốn thập niên làm việc trong chính phủ với các vai trò luật sư, Đệ nhất phu nhân, và Thượng nghị sĩ. Bà là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy, trong đó có cuốn hồi ký Living History, và tác phẩm đột phá bà viết cho thiếu nhi, It Takes a Village.
Available for purchase
Sống Để Kể Lại
Sống Để Kể Lại
Các bạn đang cầm trên tay cuốn tự truyện đặc biệt của Gabriel García Márquez - nhà văn vĩ đại người Columbia, tác giả của nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng trên toàn thế giới như Trăm năm cô đơn đoạt giải Nobel Văn học năm 1982, Ngài đại tá chờ thư, Tình yêu thời thổ tả cùng nhiều tác phẩm khác… Đó là một người đặc biệt, một người mà trong suốt cuộc đời nhiều thăng trầm chìm nổi của mình đã trăn trở với từng con chữ, từng số phận nhân vật và khi cầm bút viết những trang hồi ký này đang phải chiến đấu giữa sự sống và cái chết trên giường bệnh với căn bệnh ung thư máu. Márquez sinh ngày 6 tháng 3 năm 1927 trong một gia đình trung lưu đông anh em tại thị trấn Aracataca bên bờ biển Caribê xinh đẹp của Columbia. Thời niên thiếu của ông trải qua trong tình thương của một đại gia đình, từ ông ngoại - ngài cựu đại tá Nicolas Márquez từng phục vụ trong cuộc chiến Một ngàn ngày và khi về phục viên vẫn mong ngóng một cách vô vọng suất tiền hưu cho cựu chiến binh; bà ngoại Tranquilina - người phụ nữ kiểu trưởng lão thời trung cổ, cai quản chặt chẽ mọi việc trong gia đình, chăm chỉ và độc đoán nhưng không nề hà khó khăn nào trong cuộc sống; ông bố Gabriel Eligio Garcia - một nhân viên điện tín hào hoa, có nhiều tài lẻ nhưng cũng rất nghiêm khắc đối với con cái; bà mẹ Luisa Márquez - một phụ nữ quả cảm, yêu chồng thương con, luôn giữ được vẻ trẻ trung, thông minh trong giao tiếp; cho đến những người họ hàng xa gần khác. Sống để kể lại là một cuốn tự truyện gồm tám chương kể về những thăng trầm trong cuộc đời của tác giả mà qua đó, chúng ta có thể hiểu được rất nhiều điều về con người, tính cách cũng như sự nghiệp văn chương của ông. Ký ức trong tám năm đầu đời của Márquez là nền tảng tạo nên tính cách của ông sau này. Márquez dành nhiều chương để viết về tuổi thơ dữ dội của mình, về người thân, bè bạn, về thị trấn nhỏ bé thấm đẫm chất châu Mỹ La-tinh với những đồn điền chuối xanh bạt ngàn, những đoàn tàu chậm chạp nóng nực nhả khói qua những nhà ga vắng ngắt, buồn tẻ... Chính Marquez từng giải thích: “Tôi muốn lưu lại cái chất thơ trong cái thế giới đặc biệt của thời niên thiếu thật buồn đã qua, với một đứa em gái lạ thường chuyên bốc đất ăn, với người bà mê tín tự cho mình thấy trước được tương lai, và vô số người thân với tên gọi giống nhau nhưng không thể phân biệt rõ ràng giữa hạnh phúc và bất hạnh” . Đó là những ký ức, những khám phá đầu tiên về gia đình, cuộc sống, tình yêu, tình bạn thời đi học và những trải nghiệm của một thanh niên mới lớn trong xã hội có nhiều biến động. Những hiểu biết và khám phá ấy đã hình thành tính cách của một nhà văn thiên tài. Márquez khởi nghiệp văn chương từ khi còn là một sinh viên luật trường đại học tổng hợp Bogota. Một khoảng thời gian ngắn sau, vì chán ngán với các môn học khô khan mà Marquez đã quyết định bỏ học để rẽ hẳn sang lĩnh vực văn chương. Là một phóng viên chính của tờ El Espectador, Marquez dồn hết tâm trí cho công việc viết văn mà theo nhận xét của nhà văn Vargas Llosa, “đó cũng là lúc Marquez đam mê những sự việc và nhân vật kỳ lạ, khác thường, coi thực tế như tổng hòa những mẩu chuyện lạ” và “hoàn thiện kỹ năng viết ngắn gọn, súc tích với văn phong giản dị, trong sáng” . Kể từ thời điểm mang tính quyết định đó, cuộc đời ông đã sang một trang mới, với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng được bạn đọc trên toàn thế giới mến mộ. Márquez đã lao động miệt mài không ngơi nghỉ, dù có những lúc ông sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, phải lo ăn từng bữa. Những tác phẩm đồ sộ của ông lần lượt ra đời: Nhật ký người chìm tàu (1970), Ngài Đại tá chờ thư (1961), Giờ xấu (1962), Trăm năm cô đơn (1967), Mùa thu của trưởng lão (1975), Cái chết được báo trước (1981), Tình yêu thời thổ tả (1985), Tướng quân giữa mê hồn trận (1989)…Tác phẩm Trăm năm cô đơn đã phản ánh khá sâu sắc cuộc sống nhiều mặt của các dân tộc châu Mỹ La-tinh và là đỉnh cao trong phong cách nghệ thuật của nhà văn nhờ kết hợp giữa hiện thực và hoang đường, giữa ngây thơ và trí tuệ để làm nên một chủ nghĩa hiện thực mà huyền ảo - nét đặc trưng của văn học châu Mỹ La-tinh hiện đại. Đam mê viết văn, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để được sống thực với từng mảnh đời, từng nhân vật là cốt cách của một con người vĩ đại giàu lòng nhân ái, bao dung. Với giọng văn tự sự mang chất hài hước, dí dỏm có phần cường điệu đúng chỗ, Márquez khiến chúng ta nhớ mãi hình ảnh về một ngài đại tá - nhân chứng sống sót của cuộc chiến tranh khốc liệt với những cuộc tình và hàng tá con rơi con vãi, để rồi vào một ngày kia họ tụ họp lại và được cụ bà Tranquilina đón tiếp như những người con ruột thịt của mình. Hay như những trang viết tái hiện lại ngôi nhà rộng lớn và buồn thảm của ông bà ngoại “ở mỗi góc nhà lại có nhiều người chết cùng nhiều ký ức, và sau sáu giờ chiều không ai dám đi lại trong nhà nữa. Đúng là một thế giới đầy nỗi kinh sợ (...). Ngôi nhà này như có nhiều người chết hơn là người sống...” Toàn bộ sáng tác của Márquez xoay quanh trục chủ đề chính: cái cô đơn, được hiểu theo cái nghĩa là mặt trái của sự chia sẻ và tình thương yêu giữa con người. Cái cô đơn - hệ quả của thói ích kỷ, vụ lợi đến mức mất hết tính người trong xã hội tư bản được tác giả hình tượng hóa thành cái đuôi lợn của kẻ cuối cùng trong dòng họ Buendia, thành cái bộ lông thú mà ngài trưởng lão mang, ở thứ máu xanh lè của người bà độc ác bất lương. Đó là những loại người chưa thành người - hay đúng hơn, phát triển dưới mức người. Tác phẩm của Márquez còn có một tầng ý nghĩa sâu hơn mà nếu chỉ đọc qua vài lần không dễ gì nhìn thấy. Đó là tiếng gọi đoàn kết, yêu thương giữa con người và con người, là ước mong có một tư duy mới đối lập với loại “người chưa thành người” đó. Márquez đã vận dụng cốt truyện nhiều tầng, thể loại tự sự do nhiều nhân vật kể trong một không gian đa chiều, cùng với những biểu tượng đa nghĩa kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Márquez là một trong những nhà văn lớn của văn học Mỹ La-tinh hiện đại và sáng tác của ông tiêu biểu cho tiểu thuyết hiện thực của Châu Mỹ La-tinh từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II. Đọc Sống để kể lại chúng ta sẽ hiểu thêm về cuộc đời của con người huyền thoại. Đây là những ký ức, trải nghiệm đọng lại của một cuộc đời, một con người cô đơn với nhiều nỗi đau, ước mơ và khát vọng sống. Và đó không chỉ đơn thuần là những ký ức kỷ niệm, mà qua đó người đọc còn có thể cảm nhận và khám phá những ý tưởng, những trăn trở, những điều để lại và ý nghĩa cuộc sống ẩn chứa sau những sự kiện, những suy tư hoài niệm của một cuộc đời bôn ba, thăng trầm. Và chúng ta nhận ra rằng cuộc đời không chỉ là tồn tại - mà là hãy sống - để có thể sau này kể lại. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Available for purchase
Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật
Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật
Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản.
Available for purchase
12 Quy Luật Cuộc Đời
12 Quy Luật Cuộc Đời
12 QUY LUẬT CUỘC ĐỜI: “THẦN DƯỢC” NÀO CHO CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA? Nếu được hỏi chính mình một câu thật thẳng thắn thì chắc chắn chúng ta sẽ muốn bắt đầu bằng câu hỏi này: “Tại sao cuộc sống lại xấu xa, nặng nề và mệt mỏi đến thế?” Chẳng phải là mọi lúc, mọi nơi, nhưng đấy là câu hỏi vẫn đeo đẳng mỗi chúng ta; có lúc nó như động cơ thôi thúc chúng ta sống, sống để tìm ra câu trả lời cuối cùng; có lúc nó như hòn đá tảng cản đường, như muốn lấy nốt đi của chúng ta chút ý chí cuối cùng, khiến chúng ta muốn hủy hoại cuộc sống của mình. Cứ thế cho đến tận cùng. “Mọi người đều hành động như thể nỗi đau của họ là có thật – để rồi sau cùng nó là thật. Nỗi đau quan trọng hơn cả những vấn đề vật chất.” Có cách nào không, để mỗi chúng ta tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống và vượt qua được những xấu xa, nặng nề và mệt mỏi của nó mà sống một cuộc đời an vui? Rất nhiều người đi tìm câu trả lời, tìm trong triết học, tìm trong khoa học, tìm trong văn chương và nghệ thuật; và cho dù đã có rất nhiều câu trả lời được công bố bằng cách này hay cách khác, thì dường như điểm chung của chúng đều nằm ở kết luận rằng: Chúng ta mệt mỏi với cuộc sống là vì đã sống sai ở đâu đó; để tốt đẹp và thoải mái hơn, hãy biết tuân theo các quy luật! “12 Quy luật cuộc đời: Thần dược cho cuộc sống hiện đại” của Jordan B. Peterson đem đến cho người đọc 12 nguyên lý mà tác giả cho là phép màu giữa cuộc sống đầy hỗn độn hiện nay. Việc hiểu được thế giới đã từng như thế nào, hiện nay đang ra sao và ngày mai có thay đổi gì hoàn toàn không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện; mục đích là biết phải ứng xử thế nào trước thế giới ấy. Các quy luật của Jordan Peterson sẽ dẫn dắt bạn đi trên con đường tìm ra các lựa chọn ứng xử phù hợp nhất
Available for purchase
Page 1 of 10000Next